Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Từ xây Vạn lý trường thành đến gây sự với người Việt
Việc tạo ra căn cứ vững chắc để không lo mặt bắc sẽ tạo tiền đề để nhà Tấn thực hiện việc đánh xuống phía nam lấn đất của người Việt như cách vạch biên giới Bắc hướng bộ mà chúng tôi đã đề cập trong phần trước. Có một công trình được Tần Thủy Hoàng tạo ra ở phía nam xứng đáng gọi là Vạn lý trường giang. Chúng ta đang nói đến kênh Linh cừ mà Tần Thủy Hoàng ra lệnh đào năm 214 trước CN.

 



Như đã đề cập trong phần trước, sau khi thống nhất được Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng đã phân chia quận huyện, tạo lộ giới rõ ràng ở mặt Đông, Bắc, Tây. Đặc biệt, ở mạn Bắc thì Tần Thủy Hoàng đã thực hiện việc tạo biên giới với người Hồ hay Hung Nô bằng việc xây Vạn Lý trường thành vào khoảng năm 220 trước Công nguyên.


Thực tế thì trước thời Tần Thủy Hoàng, các nước Chiến Quốc ở phía bắc như Yên, Triệu, Tần đã có những bức tường thành dài để ngăn cản các sắc dân người Hồ  thâm nhập xuống phía nam. Công việc của Tần Thủy Hoàng là nối các bức tường đó lại để tạo thành một dãy công sự vĩ đại bậc nhất trong lịch sử nhân loại khi đó. Nhà Tần bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị đe dọa bởi tai nạn, bệnh tật và cướp tấn công. Có lẽ trong 2 thập kỷ, khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái Đất".


Tại sao Tần Thủy Hoàng phải lao tâm, khổ tứ xây tường thành? Vì nỗi lo câu "sấm": "Vong Tần giả, Hồ dã" (Tần mất là do Hồ) mà Hồ ở đây được Tần Thủy Hoàng hiểu là người Hồ. Trong các lần chiến đấu trước đây, quân đội Trung Nguyên thật sự ngán các bộ lạc du mục phía bắc rất có tài cung ngựa và di chuyển cơ động. Quân đội Yên, Triệu, Tần không bao giờ tiêu diệt được các bộ lạc ở thảo nguyên bao la phía bắc cả và các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh sau này cũng vậy. Hơn nữa, đánh lên mạn bắc hoang vu thì cũng chẳng giữ được đất do điều kiện tự nhiên không phù hợp với tập quán trồng trọt của dân Trung Nguyên. Cách tốt nhất để đối phó với các bộ lạc láng giềng người Hồ là xây tường làm hệ thống phòng ngự, ngăn vó ngựa của họ xuống Trung Nguyên.


Việc tạo ra căn cứ vững chắc để không lo mặt bắc sẽ tạo tiền đề để nhà Tấn thực hiện việc đánh xuống phía nam lấn đất của người Việt như cách vạch biên giới Bắc hướng bộ mà chúng tôi đã đề cập trong phần trước. Có một công trình được Tần Thủy Hoàng tạo ra ở phía nam xứng đáng gọi là Vạn lý trường giang. Chúng ta đang nói đến kênh Linh cừ mà Tần Thủy Hoàng ra lệnh đào năm 214 trước CN.


Miền Nam Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng "Ở miền Bắc có Trường Thành, ở miền Nam có kênh Linh Cừ" để nói về con kênh nổi tiếng này. Nơi khởi nguồn của sông Quế cùng nơi khởi nguồn của Tương Giang thuộc hệ thống sông Dương Tử đều nằm ở phía bắc huyện Hưng An. Việc đào kênh chỉ dài 34 cây số này đã nối liền sông Tương và sông Quế mà sông Quế lại chảy vào sông Châu Giang. Có thể nói con kênh Linh Cừ đã thông đường thủy giúp tàu bè từ Dương Tử xuống cả hệ thống lưu vực đồng bằng Châu Giang (miền nam Trung Quốc) hiện giờ. Thực sự con kênh này hỗ trợ đắc lực cho sự mở rộng của nhà Tần xuống phía nam.


Để đánh xuống phía nam thì giao thông đường bộ vô cùng khó khăn cho việc tải lương. Ngoài việc đường đi vất vả phải băng qua núi đồi quanh co thì còn có thể bị đánh chặn. Nhưng với đường sông thì dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần một đội thuyền lương thì không cần tốn quá nhiều nhân lực mà có thể vận chuyển được một lượng lương lớn trong thời gian tương đối ngắn nếu so với việc đi đường bộ Chính nhờ việc đào con kênh Linh Cừ đã giúp nhà Tần và các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này thuận lợi trong việc lấn chiếm địa bàn người Việt sinh sống.


Có thể nói xây Vạn lý trường thành giúp nhà Tần yên tâm mặc bắc còn đào kênh Linh Cừ thì giúp nhà Tần bành trướng xuống phía nam. Nếu không có kênh Linh Cừ thì chưa chắc nhà Tần và các triều đại phong kiến sau của Trung Quốc đã thực hiện được dã tâm xuống phương nam.


Thực ra ngay khi chưa khởi công đào kênh Linh Cừ, Tần Thủy Hoàng đã nóng ruột muốn xua quân xuống phía nam để chiếm các vùng đất màu mỡ. Khu vực phía nam sông Dương Tử là nơi khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để phát triển nông nghiệp chứ không giống như miền bắc hoang vu lạnh lẽo. Có lẽ Tần Thủy Hoàng cũng chủ quan xem nhẹ sức chiến đấu của các dân tộc Bách Việt nên phát động cuộc chiến xâm lược xuống phía nam và phải hứng chịu thất bại ngoài tưởng tượng. 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Người Việt trước đêm đánh bại cuộc xâm lược của Tần Thủy Hoàng (18-11-2017)
    Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt và cái kết đắng  (16-11-2017)
    Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh (14-11-2017)
    Trước Hai Bà Trưng, người Việt đã vài lần cầm vũ khí bảo vệ độc lập (11-11-2017)
    Hộ tịch, hộ khẩu là sản phẩm từ thời Bắc thuộc (08-11-2017)
    Hồ Quý Ly và 2 lần diễn kịch hòng che mắt nhà Minh (05-11-2017)
    Đến lượt nhà Minh đòi lính đánh thuê, nhà Trần từ chối (02-11-2017)
    Trung Nguyên chiến loạn khốc liệt, nhà Trần cử người sang xem (30-10-2017)
    Về chuyện 'Hậu duệ vua Trần' xưng làm hoàng đế Đại Hán (28-10-2017)
    Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn (24-10-2017)
    Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên (20-10-2017)
    Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận (16-10-2017)
    Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông (13-10-2017)
    Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông (07-10-2017)
    Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên (04-10-2017)
    Tượng binh Đại Việt phá tan kỵ binh Vân Nam (01-10-2017)
    Đại Việt - Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân (25-09-2017)
    Lê Lợi mở lối cho vua Minh cơ hội: Hòa bình trong danh dự (23-09-2017)
    Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội 'uốn lưỡi cú diều' (17-09-2017)
    Nguyễn Trãi dùng tâm lý chiến, Mộc Thạnh run rẩy thảm bại (13-09-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152763026.